Các giai đoạn ăn dặm cho bé, mẹ cần biết

Giai đoạn ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đồng thời giúp bé làm quen với các mùi vị thức ăn. Vậy trong từng giai đoạn ăn dặm của trẻ, cách cho trẻ ăn như thế nào mới là đúng? mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Các giai đoạn ăn dặm cho bé - từ bột đến cơm

Giai đoạn từ 5 - 7 tháng tuổi: Bắt đầu tập ăn bột

Trong giai đoạn ăn dặm 5 tháng tuổi, ăn dặm 6 tháng tuổi, ăn dặm 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, bé đang bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Đồng thời, nên cho bé ăn từng ít một, sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Ban đầu, bạn có thể cho bé ăn 1 bữa mỗi ngày, sau đó tăng lên 2 bữa/ngày và từ từ tăng độ đặc của thức ăn.

Bữa ăn đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn bột loãng, có thể bắt đầu bằng bột ngọt để bé làm quen. Sau đó, mẹ có thể kết hợp bột ngọt và bột mặn để thay đổi khẩu vị cho bé dần dần. Sau 1 tháng cho bé ăn dặm, mẹ có thể tăng dần độ đặc của bột. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm thịt và rau đã được nấu chín, thái nhỏ, xay nhuyễn và trộn vào bột. Điều này giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé và giúp bé làm quen với mùi vị của nhiều loại thức ăn.

Những loại thực phẩm phù hợp cho cho bé ăn dặm giai đoạn này có thể kể như: cháo loãng, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, chuối, khoai tây, cá, bột nếp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, lê, sữa chua, phô mai…

Bố mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa

Giai đoạn từ 8 - 11 tháng tuổi: Tập ăn cháo

Khi bé đã bước sang tháng thứ 8 và đã mọc răng, bé có khả năng nhai và nuốt thức ăn. Lúc này ba mẹ có thể chuyển dần bé từ ăn bột sang ăn cháo. Ở giai đoạn này, bạn có thể tăng dần số bữa ăn của bé lên 3-4 bữa mỗi ngày. Đồng thời vẫn duy trì việc cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức 5-6 lần/ngày để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết.

Khi cho bé ăn các loại cá, thịt, hải sản, trứng, rau xanh,.. mẹ nên băm nhỏ để bé tập nhai, thay vì xay nhuyễn thức ăn. Việc này giúp bé cảm nhận được mùi vị của thức ăn, từ đó kích thích sự hứng thú và tránh tình trạng bé biếng ăn.

Ngoài cháo, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ những loại thức ăn mềm như phở, bún, nui,... Điều này giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ thích thú với bữa ăn hơn và bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

 

Để đa dạng và phong phú thực đơn ăn dặm cho bé ở giai đoạn này, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm như trứng (bao gồm cả lòng trắng), các loại thịt, cá, thịt gia cầm, đậu Hà Lan, nấm, ngũ cốc, sữa chua, đậu lăng và trái cây.

Ở giai đoạn này, mẹ nên băm nhỏ thức ăn để bé tập nhai

Giai đoạn từ 12 - 23 tháng tuổi: Tập ăn cháo đặc, cơm nát

Khi bé đủ 12 tháng tuổi, răng sữa của bé đã mọc khá đầy đủ. Khả năng nhai nghiền thức ăn của bé cũng đã tiến bộ hơn. Do đó, mẹ có thể nấu cháo có độ đặc cao hơn so với các giai đoạn trước đó. Đồng bé có thể cho bé ăn 4 bữa mỗi ngày, sau đó dần dần chuyển sang cơm nát. Trong mỗi bữa ăn, mẹ vẫn cần đảm bảo kết hợp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để bé phát triển một cách toàn diện. Thức ăn nên được nấu rắn hơn để bé phát triển cơ hàm, với tiêu chuẩn là độ cứng của thịt viên.

Khi trẻ bước sang giai đoạn 2 tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cơm mềm, nghiền nhuyễn và trộn với thức ăn đa dạng như thức ăn của người lớn. Tuy nhiên, cần xé nhỏ thức ăn và cho bé làm quen dần với các loại canh rau. Mẹ cần chú ý tránh cho bé ăn các loại thức ăn dai, cứng để tránh nguy cơ hóc hoặc nghẹn.

2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu cai sữa, do đó cần bổ sung đủ dưỡng chất để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Ngoài 3-4 bữa chính, mẹ có thể bổ sung 1-2 bữa phụ. Bên cạnh đó, để trẻ học cách ăn uống và tự gắp thức ăn, bạn nên cho bé ăn cùng với cả gia đình. Trong giai đoạn này, thay vì xay nhuyễn các loại rau và củ như trước, bạn có thể luộc chín và thái nhỏ để bé tự ăn theo sở thích của mình.

 

Khi bé tròn 12 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé ăn cháo đặc, cơm nát

5 điều mẹ cần lưu ý khi tập cho trẻ ăn dặm

Trong quá trình tập ăn dặm cho bé, có một số điều bố mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bé:

Đa dạng thực đơn

Mẹ nên chế biến thức ăn sao cho cân đối 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé. Đồng thời, hãy đa dạng đồ ăn dặm mỗi ngày để bé không cảm thấy nhàm chán. Tránh việc lặp lại quá nhiều một loại thức ăn cho bé, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất này nhưng lại thừa chất khác

 

Mẹ hãy xây dựng thực đơn đa dạng các món ăn khác nhau

Cho trẻ ăn đúng giờ

Việc ăn uống đúng giờ sẽ giúp dạ dày của trẻ làm quen với thức ăn và đồng thời tăng cường quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, ba mẹ nên thiết lập thời gian biểu ăn uống cho trẻ và tuân thủ nó một cách nghiêm chỉnh.

Tránh thêm muối và đường

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mẹ tuyệt đối không nêm nếm bất kì loại gia vị nào trong khẩu phần ăn của trẻ. Đồng thời, hạn chế sử dụng đường và các sản phẩm giàu đường như đồ ngọt, nước ngọt và đồ ăn nhanh để tránh nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu hóa và răng miệng.

Đảm bảo vệ sinh

Trước khi chuẩn bị thức ăn cho bé, hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ và làm sạch đồ dùng nấu nướng. Đồ ăn và các bình chứa thức ăn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh.

Bổ sung Vitamin cho trẻ 

Trong quá trình ăn dặm, đôi khi trẻ không nhận đủ vitamin qua thực phẩm. Điều này gây nguy cơ thiếu các vi khoáng chất, dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu.

Chính vì vậy để đảm bảo trẻ có đủ vitamin trong thời kỳ ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi cần được bổ sung vitamin mỗi ngày với hàm lượng tiêu chuẩn. Chính vì vậy để đảm bảo trẻ có đủ vitamin trong thời kỳ ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi cần được bổ sung vitamin mỗi ngày với hàm lượng tiêu chuẩn. Ba mẹ hãy tham khảo ngay Special Kid Multivitamin - Siro bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng. Với 11 vitamin và 3 khoáng chất sẽ giúp bổ sung các vi chất thiếu hụt trong giai đoạn ăn dặm.

Quá trình bé ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ biết cách cho bé ăn dặm hợp lý theo từng tháng tuổi.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi