Biếng ăn – Ăn không ngon

Biếng ăn – Ăn không ngon

Nhiều bố mẹ lo lắng khi trẻ ăn không đủ hoặc ăn quá nhiều, nhưng hầu hết trẻ đều ăn những gì cần để có năng lượng cho sự phát triển và hoạt động vui chơi. Giống như người lớn, cảm giác ngon miệng của trẻ cũng thay đổi là hoàn toàn bình thường. Ngày hôm trước, bé có thể đòi ăn nhưng ngày hôm sau lại ngoảnh mặt đi. Bố mẹ cần ghi nhớ rằng: sau giai đoạn phát triển nhanh trong những tháng đầu đời, tốc độ phát triển của trẻ sẽ chậm lại và thể hiện rất rõ ở cảm giác thèm ăn của trẻ.

Sự thay đổi về sở thích các món ăn ở trẻ làm bố mẹ khá mệt mỏi. Một bé 2 tuổi có thể đột nhiên từ chối tất cả các món ăn có một màu nào đó, hoặc khăng khăng chỉ đòi thức ăn trên đĩa. Nhưng khi thấy bố mẹ phiền lòng, trẻ sẽ học được nhanh chóng rằng đồ ăn có thể là thứ để vòi vĩnh theo ý mình. Và nếu bố mẹ kiểm soát được ý thích bất chợt này của trẻ thì trẻ sẽ không còn hứng thú để lấy thức ăn ra làm nũng.

Chỉ cần được ăn những thức ăn đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ không để cho mình bị đói và rất hiếm khi giảm cân (chỉ trừ trường hợp với trẻ lớn bị rối loạn ăn uống ở dạng biếng ăn tâm lý mà thôi).

Gặp Bác sĩ nếu bé có biểu hiện sau:
+ Mất cảm giác thèm ăn khoảng hơn 1 tuần
+ Từ chối những đồ ăn lỏng
+ Giảm cân, chậm hay không thể tăng cân trong khoảng thời gian 3 – 4 tháng.

Hãy rèn luyện thói quen ăn uống 
Thói quen này sẽ hình thành từ những năm tháng đầu đời và trở thành khuôn mẫu cho cả cuộc đời của trẻ. Điều tốt nhất là bố mẹ nên tin vào bản năng của trẻ vì khi được tự quyết định, trẻ sẽ ăn đúng lượng cần thiết để duy trì nguồn dự trữ năng lượng cơ thể. Bố mẹ cũng nên tạo tấm gương về thói quen ăn uống tốt.

Cảnh báo!
+ Trẻ nên uống nhiều nước, nhất là sữa.
+ Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước ép hoa quả, sau 6 tháng tuổi vẫn nên hạn chế cho bé uống nước trái cây. Trẻ 1 – 6 tuổi, không nên uống nhiều hơn 120-180ml nước ép hoa quả 1 ngày.
+ Hãy đảm bảo trẻ không bị no do nước.
+ Với trẻ uống quá nhiều sữa (trên 750-800ml/ngày) có thể mất cảm giác thèm ăn các thức ăn cứng, chế độ ăn của bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng.

 

Mối bận tâm của bạnNguyên nhân có thểHành động cần thiết
Bé khoảng 1 – 2 tuổi, khỏe mạnh và phát triển bình thường nhưng không thích ănThay đổi cảm giác thèm ăn do tốc độ phát triển chậm lạiKhông cần làm gì. Giảm cảm giác thèm ăn ở giai đoạn này là bình thường. Tuy nhiên, hãy đảm bảo cung cấp chế độ ăn lành mạnh cho bé.
Bé bị viêm họng, ho, sổ mũi và sốtNhiễm trùng đường hô hấp trên (do virus)Cho bé uống nước mát, ăn kem hay sữa chua để làm dịu chứng viêm. Cho bé ăn súp. Có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol.
Bé bị sưng hạch ở cỏ và sốt nhẹ. Bé bị viêm họng ngày càng nặng. Bé cảm thấy khó nuốt hơn.Viêm họng do vi khuẩnKhám bác sĩ. Bé sẽ được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc.
Bé bị tiêu chảyViêm dạ dày – ruộtNếu bé bị nhẹ, tiếp tục cho bé ăn theo chế độ thông thường. Nếu bé bị nặng, cho bé uống dung dịch bù nước.
Hãy gọi bác sĩ nếu bé nôn liên tục trong hơn 12h hay tiêu chảy có kèm máu hoặc kéo dài hơn 48h.
Bé buồn tiểu liên tục, đi tiểu đau hoặc tiểu rắt (có thể bị đau bụng)Nhiễm trùng đường tiết niệuKhám bác sĩ. Bé sẽ được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc.
Bé đi tiểu khá nhiều. Bé sụt cân và có vẻ mệt mỏi bất thườngTiểu đườngKhám bác sĩ. Bé sẽ được bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và kê đơn thuốc.
Bé bị đau quanh rốn và chuyển xuống bụng dưới bên phải. Bé buồn nôn hoặc nôn.Viêm ruột thừa cấpĐi khám bác sĩ.
Bé nhợt nhạt bất thường, lờ đờ mệt mỏi hoặc khó chịu trong ngườiBệnh toàn thânĐi khám bác sĩ để kiểm tra xem bé có bị thiếu máu, nhiễm độc hay một bệnh nào khác.

Theo Bác sĩ của con – NXB Lao động

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi