CÁCH DẠY CON CỦA NỮ BÁC HỌC NỔI TIẾNG MARIE CURIE

CÁCH DẠY CON CỦA NỮ BÁC HỌC NỔI TIẾNG MARIE CURIE

Để giúp trẻ thành công, bạn sẽ chọn điều gì sau đây là ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu dạy trẻ:
1. Sự kiên trì
2. Sự khám phá
3. Sự khiêm nhường
4. Sự sáng tạo

Không có câu trả lời nào là sai. Riêng nữ bác học nổi tiếng thế giới Marie Curie luôn thủ thỉ 1 nguyên tắc để giúp cả 2 đứa con gái của bà trở thành những người mà cả thế giới phải ngưỡng mộ. Đó là hãy kiên trì hoàn thành công việc, dù công việc đó là gì, quan trọng hay không quan trọng.

Bà Marie Curie không chỉ nổi tiếng là nữ bác học đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về phóng xạ với 2 giải Nobel danh giá (Nobel 1903 và Nobel 1911), mà bà còn được biết đến như 1 hình mẫu giáo dục con cái tuyệt vời thời bấy giờ. Sau đây là những điều tuyệt vời trong cách giáo dục con của bà:

1. GIÚP TRẺ NHẬN RA SỰ QUAN TRỌNG CỦA SỰ KIÊN TRÌ ĐỂ HOÀN TẤT VIỆC TRẺ ĐANG LÀM, DÙ VIỆC ĐÓ QUAN TRỌNG HAY KHÔNG QUAN TRỌNG.
Một trong những vấn đề giết chết sự sáng tạo của trẻ là buộc trẻ “làm theo ý muốn của cha mẹ”. Marie Curie, một phụ nữ đáng kính của khoa học -theo như cách gọi của thiên tài vĩ đại Albert Eistein, chưa bao giờ ép con bà theo khoa học. Bà chỉ dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để làm 1 người thành công: Đó là hoàn tất việc con làm, bằng chính bản thân con, đừng để sao nhãn dù là những cái con đang yêu thích.

Trẻ con có sự tập trung ngắn, nhưng có giá trị, đặc biệt các bé dưới 10 tuổi. Hơn nữa, độ tuổi này cũng là giai đoạn lí tưởng cho mọi sáng tạo thú vị. Cha mẹ khôn khéo sẽ biết cách cho con tự làm, tự khám phá những công việc và tự sáng tạo theo cách của trẻ. Hãy luôn nhấn mạnh sự hoàn tất việc trẻ đang làm. Không cần làm quá nhiều, chỉ cần biết trách nhiệm hoàn tất cái con đang làm là được. Đó là cách giáo dục để nhận ra mục tiêu và đạt mục tiêu.

Chúng ta phát triển sự kiên trì ở trẻ như thế nào?
Khuynh hướng của trẻ con là tìm cái mới, nhưng không có nghĩa là trẻ không tập trung vào cái hiện tại. Thực tế, trẻ có tính tập trung rất tốt. Nếu biết khai thác từ sớm, bạn sẽ nhận ra 1 lợi ích to lớn sau này mà trẻ có: Đó là trẻ luôn nhận ra trách nhiệm của bản thân và luôn có trách nhiệm hoàn thành nó trong sự tập trung. Đó là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công trong thế giới hiện đại này, nơi mà có quá nhiều cám dỗ. Đây là một số cách giúp trẻ học sự kiên trì:

*Thiết lập 1 lịch biểu và 1 mục tiêu theo tuần để hướng trẻ hoàn tất và đạt mục tiêu.
Ví dụ, trẻ thích học tiếng Anh. Việc ép trẻ học từng chữ sẽ không hiệu quả, nếu bạn cho trẻ biết mục tiêu con cần đạt là bao nhiêu. Trẻ con thích điều này. Bắt đầu chọn chủ đề, như con vật, xe cộ, đất nước, hoặc các loại trái cây. Bạn có thể chọn 1 chủ đề để làm mục tiêu. Ví dụ, ở chủ đề đất nước, chúng ta sẽ cho trẻ biết: tuần này chúng ta sẽ học 2 đất nước (Mỹ và Anh); trong chủ đề này, bạn có những mục tiêu nhỏ cho chủ đề theo ngày hoặc cụm ngày: Người đứng đầu của Mỹ và Anh Quốc gọi là gì? (Tổng thống ở Mỹ, Thủ tướng và Nữ Hoàng ở Anh chẳng hạn)-đó là mục tiêu 2 ngày. Cuối tuần bạn cùng trẻ đánh giá lại các mục tiêu đạt được, hãy cho trẻ nói hoặc viết ra những mục tiêu đã học được. Trẻ con cần rõ ràng, mục tiêu càng rõ ràng trẻ càng thích và dễ đạt được, hơn là mỗi ngày con phải học 3 chữ này, nhưng trẻ không biết nó là gì, tại sao phải học nó.

*Khi đi dạo hoặc chơi công viên, bạn cùng trẻ tạo 1 mục tiêu của chuyến đi, và mục tiêu đó cần được tổng kết sau chuyến đi.
VD, hai cha con mình sẽ thi với nhau : Ai sẽ nói được nhiều tên các con vật ăn cỏ có trong thảo cầm viên sau buổi tham quan nhé!
VD đang chơi ở biển, hai cha con cùng xây hồ chứa nước bằng cát để có thể giữ được nước trong 3 phút.
Nhớ rằng, bạn cần là 1 hình mẫu kiên trì trước để trẻ nhận ra: dù là công việc gì chỉ cần kiên trì là được.

2. GIAO TIẾP TỐT VỚI CON CÁI
Dù ở cương vị “đứng đầu” các tổ chức lớn trên thế giới và luôn bận bịu với công việc nghiên cứu, Marie Curie luôn giữ liên lạc và giao tiếp tốt với những đứa con gái của bà.

“Mẹ bận lắm, để lúc khác mẹ trả lời con nhé” chỉ là 1 lí do cho sự yếu kém trong quản lý thời gian dành cho trẻ. Một nghiên cứu thú vị tại ĐH Bristol cho thấy: Chính những lí do yếu kém này sẽ làm khoảng cách sự thông hiểu của bạn và trẻ trở nên lớn hơn. Càng tệ hơn nữa, nếu bạn cho trẻ cái hẹn, nhưng giả vờ quên hay thất hẹn.

Trẻ con học từ trải nghiệm và có sự tương tác với cha mẹ của bé. Do đó, việc dành thời gian trò chuyện, đặt câu hỏi, đọc sách, kể chuyện hoặc đi dạo với trẻ là những thời gian được tính vào sự phát triển nhận thức của trẻ. Trẻ càng được cha mẹ dành thời gian giao tiếp, trẻ sẽ càng giao tiếp tốt và được nhiều người yêu mến. Khi bạn biết giao tiếp tốt, được nhiều người yêu mến thì cơ hội sẽ luôn đến với bạn.

3. LẮNG NGHE VÀ TÔN TRỌNG Ý KIẾN/SỞ THÍCH CỦA TRẺ
Cho trẻ có ý kiến hoặc thể hiện quan điểm là điều mà cha mẹ chúng ta cần quan tâm trong xã hội ngày nay. Điều này cần được nuôi dưỡng và phát triển từ nhỏ bởi vì kỹ năng này rất cần thiết cho trẻ bức phá và trở nên tự tin hơn khi bước ra xã hội lớn hơn.
Người con gái út của bà, Ewa, gần như trái với phong cách của bà và chị hai của mình, hơn nữa quá khác biệt với truyền thống khoa học của gia đình. Cô Ewa thích các công việc nghệ thuật, thích giao tiếp và từ nhỏ đã yêu thích âm nhạc. Hiểu được tâm lý của con, Marie chưa bao giờ để con nghĩ là con khác biệt. Đây là 1 bài học cha mẹ chúng ta có thể tham khảo. Làm cho trẻ cảm nhận mình khác biệt sẽ dẫn trẻ đến 2 tính cách mà chúng ta thật sự không muốn:
1. Khi bạn luôn khen trẻ, một cách không ý nghĩa, sẽ làm trẻ nhìn nhận bản thân khác biệt với những người khác. Điều này không làm trẻ phát triển tốt, mà chỉ nâng “cái tôi” của trẻ lên cao, sự tự kiêu sẽ hình thành.
2. Khi bạn so sánh trẻ với trẻ khác với yếu tố tiêu cực hoặc thể hiện ý đại loại như “sao mày lạ vậy”, sẽ làm trẻ nhìn nhận bản thân “khác biệt” với trẻ khác. Điều này thật sự không tốt cho sự tự tin và phát triển nhận thức của trẻ.

Marie Curie chọn cách để con nhìn bản thân của mình theo cách ôn hòa. Bà không hề tỏ ra: sao con không học giỏi vật lý giống mẹ hay giống chị vậy. Bà đặt bản thân bà vào vai trò của trẻ để hiểu và khuyến khích con bà làm tốt phần công việc của con. Khi những buổi nói chuyện gia đình, bà không chỉ nói chuyện về khoa học với con gái lớn, mà để con út bà ngồi nghe cảm thấy nhàm chán và khô khan, bà luôn trả lời và lôi kéo những câu chuyện để con gái út của bà cảm thấy 1 phần trong buổi trò chuyện.

Thực tế, không hề kém cạnh hơn con gái lớn (là giải nguyên Nobel 1935), đứa con gái út của bà cũng là một người rất tài giỏi, không phải bên khoa học, mà là bên lĩnh vực văn học -nghệ thuật. Từng được vinh danh với giải thưởng National Book Award, Mỹ và những tác phẩm được chuyển hóa thành phim, nhận những đề cử Oscar. Sự khôn ngoan của người mẹ là không bóp chết sáng tạo và ý kiến của con, và dĩ nhiên, chắc chắn bằng việc nuôi dưỡng những sáng tạo này sẽ làm đứa con thành 1 người ai cũng kính mến.

BOTTOM LINE
Marie Curie là một nữ khoa học vượt bậc tại 1 thời điểm mà phụ nữ chỉ được đứng ở “nhà bếp”. Tuy nhiên, bà không cho rằng: đó là vị trí của bà, bà có quyền đứng trên bục vinh quang như bao người đàn ông khác. Bà có nhiều mất mát khi trên đài cao, nhưng vẫn là 1 người phụ nữ đáng kính và biết cách giáo dục những đứa con gái bà. Chính cách giáo dục tuyệt vời mà bà đã có 2 người con gái vĩ đại không kém cạnh bà. Quan điểm của bà không phải mẹ giỏi con cũng giỏi, chỉ cần con thích thì hãy làm, đã làm thì phải hoàn tất, dù làm gì cũng được. Bài học của sự tôn trọng, khuyến khích, động viên các con.
Dù đảm nhiệm những công việc đứng đầu, bà không bao giờ thất hẹn hay bận bịu đến nỗi không dành vài phút trả lời câu hỏi của con. Trẻ con còn hỏi thì trẻ còn phát triển nhận thức. Khi trẻ không còn muốn hỏi nữa thì trẻ thật sự không cần bạn.

Sưu tầm: BS Anh Nguyên

 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi