Phân biệt dấu hiệu trẻ bị tăng động và hiếu động

Phân biệt dấu hiệu trẻ bị tăng động và hiếu động

Nhận biết dấu hiệu của sự tăng động hay hiếu động ở trẻ là một thách thức đối với các bậc cha mẹ. Họ đều mong muốn con mình thông minh, lanh lợi, hiếu động và vâng lời. Nhưng hiếu động ở mức độ nào thì được xem là bình thường, như thế nào thì tăng động. Trong bài viết này, Special Kid sẽ chỉ ra một số dấu hiệu trẻ bị tăng động, giúp tránh nhầm lẫn với hiếu động.

Vì sao cha mẹ lại nhầm lẫn giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Hiện nay, tình trạng tăng động ở trẻ em ngày càng phổ biến, với nhiều biểu hiện đa dạng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động vẫn là một thách thức.

Đôi khi, các biểu hiện của trẻ chỉ là dấu hiệu của sự hiếu động, nhưng lại bị cha mẹ hiểu lầm là tăng động và tìm cách điều trị. Ngược lại, trẻ thực sự tăng động có thể không được chú ý vì cha mẹ chỉ coi đó là tính hiếu động của con mình.

Phân biệt trẻ tăng động và trẻ hiếu động 

Trẻ tăng động và trẻ hiếu động | Special Kid

Bảng so sánh đơn giản sau có thể giúp cha mẹ có nhận thức rõ ràng hơn về hiếu động và tăng động:

 

Trẻ hiếu động 

Trẻ tăng động

Khái niệm 

Là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi

Là một dạng rối loạn do bất thường ở não, hoặc nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội (theo tâm lý học tiến hóa) và nhiều nguyên do khác. Các biểu hiện xuất hiện nhiều hơn ở 1 nơi

Tuổi mắc 

Xuất hiện khi bé mới biết đi, đặc biệt trong những năm đầu học tiểu học, sau khi trẻ thay đổi phương pháp giáo dục, phát triển nhận thức và dần hết khi lớn lên

Xuất hiện ở các bé dưới 12 tuổi, có xu hướng kéo dài

Mức độ

hành vi

- Cảm xúc ổn định, biết kiểm soát cảm xúc bản thân. 

- Nghe lời người lớn và biết sửa lỗi khi được nhắc nhở. 

- Ít khi chen ngang vào các cuộc nói chuyện của mọi người. 

- Khả năng ngôn ngữ phát triển bình thường và phù hợp với từng độ tuổi.

- Nghịch ngợm mọi lúc và không phân biệt được hành vi, khó chịu khi bị bắt ngồi yên. 

- Không nghe lời và hay tái phạm lỗi dù đã được nhắc nhở, chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác, nói liên tục và rất nhiều. 

- Không kiểm soát được cảm xúc dễ cáu gắt, tức giận. 

- Gặp vấn đề khi diễn đạt bằng lời nói.

Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành vi

Sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên

Không có kết quả mà phải can thiệp trong thời gian dài cả về tâm lý và y học

 

Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ tăng động ngủ không ngon giấc?

Dấu hiệu khác ở trẻ tăng động giảm chú ý

Ngoài tính hiếu động quá mức và các đặc điểm cơ bản như bốc đồng và thiếu tập trung, trẻ mắc chứng ADHD còn có những biểu hiện khác không rõ ràng:

- Xử lý thông tin kém: Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin, đặc biệt là trong môi trường học tập. Điều này có thể gây ra những vấn đề trong việc hiểu và phản hồi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

- Khó điều tiết cảm xúc: Trẻ bị tình trạng này thường dễ bị thất vọng, choáng ngợp và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và tự tin của trẻ.

Trẻ tăng động khó kiềm chế cảm xúc | Special Kid

- Thiếu khả năng tự chủ: Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong việc tổ chức, lập kế hoạch và chú ý đến chi tiết. Những vấn đề này có thể gây ra rắc rối trong nhiều hoạt động hàng ngày của trẻ.

- Phát triển chậm về mặt tinh thần: Trẻ mắc chứng ADHD thường phát triển chậm hơn về mặt tinh thần so với các bạn cùng trang lứa. Điều này có thể dẫn đến trẻ có hành vi và suy nghĩ giống như trẻ nhỏ hơn, không đủ khả năng để đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn trong các tình huống rủi ro.

Đọc thêm: Trẻ tăng động có chữa được không?

Việc phân biệt giữa hiếu động và tăng động là cực kỳ quan trọng để giúp cha mẹ có thể đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, cha mẹ đã có thêm kiến thức để nhận biết và xử lý đúng đắn các dấu hiệu của trẻ bị tăng động.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi